Bệnh ILT Trên Gà – Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bệnh ILT trên gà thể mãn tính thường ủ rũ và bỏ ăn

Bệnh ILT trên gà là căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Do đó, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý để có các giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại do bệnh gây ra. Cùng tham khảo ngay bài viết hôm nay của vaobong88bet.com để có thêm thông tin về căn bệnh ILT cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Khái niệm bệnh ILT trên gà

Bệnh ILT trên gà là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do Herpes Virus gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở gà trong độ tuổi từ 20 ngày cho đến 1 năm. Giai đoạn bệnh dễ trở nặng nhất là 3 đến 5 tháng tuổi. Bệnh ILT có thể xuất hiện trên hầu hết các loại gia cầm nhưng phổ biến nhất vẫn là ở gà.

Bệnh ILT ở gà nặng nhất là 3 đến 5 tháng tuổi
Bệnh ILT ở gà nặng nhất là 3 đến 5 tháng tuổi

Xem thêm: Cách Phòng Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà Hiệu Quả

Nguyên nhân gây ra bệnh ILT ở gà

Theo chuyên gia kiến thức gà đá, ILT là căn bệnh do Herpes Virus gây nên. Trong điều kiện môi trường bình thường, Herpes Virus không tồn tại được quá lâu nhưng trong mô bệnh hoặc phân gà, loại virus này có thể tồn tại lên đến 100 ngày. Đặc biệt, virus có thể tồn tại trong vài tháng nếu như nhiệt độ dưới 0. Sau khi khỏi bệnh, gà vẫn có thể bài tiết ra mầm bệnh trong môi trong môi trường nên khả năng bệnh tái phát lại ở các trang trại là vô cùng cao.

Bệnh ILT trên gà có thể xảy ra quanh năm nhưng bùng phát nhiều nhất là vào mùa nóng ẩm. Bệnh lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như hít thở qua đường hô hấp, niêm mạc mắt đi xuống xoang mắt rồi vào đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh còn có thể truyền qua dụng cụ chăn nuôi, qua vật chủ trung gian như chuột, ruồi, muỗi, chim,… và thậm chí là con người. Khi nhập đàn mới mắc bệnh hoặc đàn cũ mang sẵn mầm bệnh cũng khiến bệnh lây lan. Bệnh không lây truyền qua trứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ILT ở gà

Người chăn nuôi có thể qua sát sự thay đổi của cơ thể, lượng thức ăn tiêu thụ và quá trình hô hấp của gà để có thể nhận biết biểu hiện của bệnh ILT. Bệnh này thường xảy ra ở hai giai đoạn mãn tính và cấp tính với những triệu chứng như sau:

Dấu hiệu ở thể cấp tính

Ở thể cấp tính, mọi diễn biến của bệnh ILT trên gà diễn ra hết sức nhanh chóng và gây đột tử cho gà. Quá trình xâm nhập của virus khiến gà không thể kháng lại và thường xuất hiện như dấu hiệu bao gồm:

  • Gà đột ngột lăn ra chết mà trước đó không hề xuất hiện triệu chứng khác thường nào.
  • Gà thường ủ rũ, buồn ngủ và xù lông xù cánh.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, thở theo từng cơn và phải rướn cổ lên cao để quá trình hô hấp dễ dàng hơn.
  • Gà thường lắc đầu và khạc đờm vào cuối cơn ngạt, đôi khi trong đờm có kèm theo máu.
  • Mào gà có màu sắc nhợt nhạt, thường có màu tím tái hoặc màu xanh.
  • Mắt và mũi gà bị viêm, thường xuyên chảy nhiều nước mắt.
  • Bệnh ILT trên gà ở thể cấp tính có tỷ lệ chết lên đến hơn 70%.
Gà mắc bệnh ILT thể cấp tính thường đột ngột lăn ra chết
Gà mắc bệnh ILT thể cấp tính thường đột ngột lăn ra chết

Dấu hiệu ở thể mãn tính

Thời gian ủ bệnh ILT trên gà ở thể mãn tính sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài khiến cho một số chức năng tự phục hồi sức khỏe ở gà biến mất. Do đó, gà không thể kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh và trở nên yếu ớt. Người chăn nuôi khó có thể phát hiện ra bệnh do các triệu chứng mắc bệnh xuất hiện tương đối chậm. Một số biểu hiện khi gà mắc bệnh ILT ở thể mãn tính như sau:

  • Gà bị ngạt thở và mỗi khi thở thường xuyên phải xoáy cổ.
  • Tỷ lệ đẻ trứng ở gà mái giảm mạnh và kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp.
  • Bệnh có thể kéo dài trong khoảng thời gian 2 tháng.
  • Sau khi khỏi bệnh, gà trở nên gầy yếu và thường xuyên bỏ ăn.
  • Gà có dấu hiệu bị viêm mắt và sợ khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Gà thường lựa chọn đứng vào những chỗ tối.
  • Hai mắt bị sưng to và chảy nhiều nước mắt.
  • Gà ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn.
  • Tỷ lệ gà chết khi mắc bệnh ILT thể mãn tính khoảng 5%.
Bệnh ILT trên gà thể mãn tính thường ủ rũ và bỏ ăn
Bệnh ILT trên gà thể mãn tính thường ủ rũ và bỏ ăn

Cách điều trị – phòng bệnh ILT ở gà

Cách điều trị bệnh ILT trên gà hiệu quả

Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị bệnh ILT nhưng người chăn nuôi có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn bằng một số phương pháp khác. Khi phát hiện trong đàn có cá thể mắc bệnh thì cần lập tức thực hiện các biện pháp cách ly để hạn chế tình trạng lây lan. Do chưa có kháng sinh điều trị nên bà con cần sử dụng vaccine như sau:

  • Nếu như phát hiện gà mới mắc bệnh ILT trên gà và thể trạng đang còn tốt thì cần sử dụng ngay vaccine để tăng cường thêm sức đề kháng.
  • Nếu như nhận thấy sức khỏe của gà đến giai đoạn yếu thì cần sử dụng thuốc long đờm, thuốc tăng đề kháng. Sau đó kết hợp thêm vaccine và theo dõi để bổ sung thêm một số loại thuốc bổ khác.
  • Sau khi sử dụng vaccine nhằm tăng đề kháng cho gà thì sử dụng thêm một số loại kháng sinh điều trị hô hấp cũng như phòng bệnh thứ cấp xảy ra như Tylosin, Doxy.

Lưu ý rằng khi sử dụng vaccine cần theo dõi sức khỏe của gà liên tục để xem có biểu hiện sốc thuốc hay dấu hiệu gì bất thường xảy ra không.

Điều trị bệnh ILT cho gà bằng vaccine
Điều trị bệnh ILT cho gà bằng vaccine

Cách phòng bệnh ILT ở gà đúng cách

Do chưa có thuốc đặc trị bệnh nên bà con cần thực hiện ngay những biện pháp phòng bệnh ILT trên gà như sau:

  • Bệnh thường xuyên xảy ra ở gà mái và gà trong giai đoạn trưởng thành. Do đó, người chăn nuôi cần chú ý kỹ đến những biểu hiện của gà như ngạt thở, các vết máu kèm trong phân,… để kịp thời phát hiện bệnh.
  • Cần có kế hoạch khử khuẩn và sát trùng định kỳ ở cổng trại và khu vực chăn nuôi. Phun thuốc sát sát trùng mỗi tháng một lần đối với những trang trại lớn và 1 tuần 1 lần với những trại quy mô nhỏ hoặc hộ chăn nuôi.
  • Hạn chế không cho xe lưu thông qua và người lạ tiếp xúc gần với khu vực chuồng nuôi.
  • Khi có gà chết do nhiễm bệnh, cần xử lý và khử trùng cẩn thận, trước khi tiêu hủy cần được bọc kỹ càng để tránh bệnh lây lan.
  • Sau khi gà phục hồi sẽ trở nên yếu hơn, vì vậy cần chú ý đến việc ăn uống của gà. Người chăn nuôi nên chia nhỏ các bữa ăn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Có thể trộn kèm theo một số loại vitamin và thuốc bổ cho gà tăng đề kháng.
  • Khi nhập đàn gà mới thì cần cách ly trước khi thả vào chuồng.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh ILT trên gà của vaobong88bet.com trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng vào chăn nuôi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chăn nuôi gà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *