Gà Bị Nấm Họng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gà bị nấm họng thường xuyên ủ rũ và bỏ ăn

Gà bị nấm họng là căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng lại mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi. Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay vaobong88bet.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết mọi thông tin về căn bệnh nấm họng ở gà như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả.

Gà bị nấm họng do đâu? Các triệu chứng nhận biết

Gà bị nấm họng là căn bệnh do một loại nấm mang tên Candida albicans gây ra. Loại nấm này sẽ trực tiếp xâm  nhập vào các cơ quan tiêu hóa khiến cho tiêu hóa của gà bị rối loạn, thường xuyên ủ rũ và bỏ ăn. Những nguyên nhân gián tiếp khiến cho nấm Candida albicans xâm nhập vào cơ thể gà như:

  • Dụng cụ ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida albicans phát triển.
  • Nguồn thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh khiến gà bị nhiễm nấm.
Gà bị nấm họng thường xuyên ủ rũ và bỏ ăn
Gà bị nấm họng thường xuyên ủ rũ và bỏ ăn

Xem thêm: Tuổi Thọ Của Gà – Kinh Nghiệm Kéo Dài Tuổi Thọ Gà Hiệu Quả

Khi họng gà bị nhiễm nấm, bà con có thể dễ dàng quan sát được cá dấu hiệu như sau:

  • Bên trong miệng và họng của gà xuất hiện một lớp nấm màu trắng bao quanh.
  • Có nhiều mảng bám màu trắng trong khoang miệng của gà, phần thực quản quan sát thấy nhiều vết loét và có mảng bám trắng.
  • Gà xuất hiện tình trạng ủ rũ, mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, khi mổ những con gà bị nấm họng chúng ta có thể thấy một số bệnh tích trong diều, dạ dày và ruột như:

  • Thực quản bị viêm loét, đây chính là nguyên nhân khiến cho gà bị chán ăn.
  • Diều gà chứa nhiều dịch nhầy cùng mảng bám trắng và có mùi hôi.
  • Xuất huyết và sưng tấy niêm mạc dạ dày.
  • Ruột non bị lở loét, chứa nhiều chất nhầy khiến cho sức khỏe gà ngày càng suy yếu.

Cách chữa bệnh nấm họng ở gà

Hiện nay có nhiều phương pháp để chữa trị nấm họng ở gà từ những bài thuốc dân gian cho đến thuốc Tây. Tùy vào tình trạng của gà và điều kiện của người chăn nuôi để lựa chọn cách chữa trị cho phù hợp.

Chữa nấm họng ở gà nhờ phương pháp dân gian

  • Dùng quả đu đủ: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh để lấy nhựa. Sau đó, dùng một que nhỏ để cạo hết phần nấm trong miệng gà và bôi nhựa đu đủ vào. Thực hiện liên tục 3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ giúp gà giảm được nấm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cách chữa trị này khá tốn thời gian nên chỉ phù hợp cho bà con chăn nuôi với quy mô nhỏ.
  • Dùng rau ngót kết hợp thuốc tưa lưỡi trẻ em: Đầu tiên giã nát rau ngót để vắt lấy nước cốt, sau đó lấy thuốc tưa lưỡi của trẻ em pha cùng nước cốt vừa vắt được. Dùng khăn chấm hỗn hợp vừa pha để lau sạch nấm trong miệng và họng gà. Duy trì thực hiện khoảng 3 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng nhựa đu đủ để chữa bệnh nấm họng cho gà
Dùng nhựa đu đủ để chữa bệnh nấm họng cho gà

Thuốc trị gà bị nấm họng

  • Dùng thuốc tím: Dùng dao hoặc que nhỏ để cạo sạch những vết nấm trong miệng của gà. Sau đó dùng thuốc tím (còn gọi là xanh methylen) bôi vào những chỗ bị nấm. Kiên trì thực hiện cho đến khi thấy nấm trong miệng gà biến mất thì dừng lại.
  • Trị nấm bằng kháng sinh: Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chuyên dụng để chữa trị bệnh nấm họng trên gà. Bà con có thể mua thuốc ở bất cứ nhà thuốc thú y nào trên toàn quốc và thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Khi sử dụng kháng sinh thì nên kết hợp với các chất điện giải, vitamin tổng hợp nhằm tăng cường đề kháng giúp cho gà phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trị nấm cho người như Nystatin, Fungicidin, Candicidin,… cho gà bị nấm uống cũng mang lại hiệu quả cao.

Cách phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà đúng cách

Nấm họng ở gà là căn bệnh kéo dài khá dai dẳng. Do đó, theo kiến thức gà đá, người chăn nuôi cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu để tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cũng như tránh các thiệt hại về kinh tế như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống dụng cụ chăn nuôi thường xuyên.
  • Không để thức ăn cũ tồn đọng lại tạo môi trường cho vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển.
  • Đảm bào gà ăn đầy chủ dưỡng chất, định kỳ kết hợp thêm các loại thuốc phòng ngừa nấm họng vào thức ăn và nước uống cho gà sử dụng.
  • Khu vực chuồng nuôi gà cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt các loại nấm và mầm bệnh khác.
  • Tuyệt đối không cho gà ăn uống các loại thức ăn ôi thiu và các loại nước bẩn.
  • Cho gà tắm nắng mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
Phun khử trùng thường xuyên để phòng tránh nấm họng ở gà
Phun khử trùng thường xuyên để phòng tránh nấm họng ở gà

Kết luận

Mong rằng với những thông tin về gà bị nấm họngvaobong88bet.com chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn bỏ túi được nhiều kiến thức hữu ích về chăn nuôi. Chúc bạn sẽ áp dụng hiệu quả những kiến thức mình tìm hiểu được để có một đàn gà khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *